NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Tham luận tại Hội nghị đại biểu CMHS năm học 2021 – 2022
Ảnh tham luận 2
Sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS và gia đình là yêu cầu
tất yếu trong xã hội và nó không thể thiếu trong điều kiện giáo dục hiện nay. Hiệu
quả hoạt động của Ban đại diện CMHS phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức phối
hợp ở phạm vi toàn trường và của các giáo viên chủ nhiệm ở phạm
vi từng lớp. Ban đại diện CMHS hoạt động trên tinh thần cống hiến, họ phải hi sinh
công sức, thời gian, thậm chí cả tiền bạc cho công việc chung của trường mà không có lợi ích riêng nào. Do đó phải có phương pháp tổ chức tác động, phối
hợp hợp lý thì mới phát huy được hiệu quả hoạt động của ban đại diện CMHS.
- Thực trạng
- Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
– Nhà trường nằm ở vị trí thuận lợi. Trong những năm qua nhà trường đạt
được nhiều thành tích trong các phong trào thi đua và giảng dạy.
– Đội ngũ giáo viên đa số nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong
công việc.
– Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em, có tinh
thần trong việc phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em.
– Đa số học sinh ngoan, biết nghe lời cha mẹ và thầy cô nên khi gợi ý của giáo
viên về khuyết điểm của các em thì các em có cải thiện tốt.
* Khó khăn
– Năng lực tổ chức phối hợp của một số giáo viên chủ nhiệm còn có phần hạn
chế
– Điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức về giáo dục còn sự chênh lệch lớn. Một số cha mẹ học sinh còn khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường.
– Còn một số cha mẹ học sinh chưa chú ý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và chưa quan tâm vào việc học hành của con em.
- Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
– Ban Giám hiệu quan tâm nhiều đến công tác phối hợp giữa nhà trường với gia
đình và chỉ đạo các giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động phối hợp với cha mẹ
học sinh.
– Tất cả các giáo viên đều thực hiện việc trao đổi với cha mẹ học sinh khi con
em họ học tập và rèn luyện chưa tốt bằng nhiều hình thức và cha mẹ học sinh đã có
chủ động liên lạc với giáo viên để kết hợp giáo dục con em mình.
* Mặt yếu
– Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phối hợp nhịp nhàng với nhà trường để thực
hiện mục tiêu giáo dục mà chỉ tập trung vào việc hỗ trợ vật chất, kinh phí cho các
hoạt động của trường.
– Các cuộc họp phụ huynh do giáo viên chủ trì thông báo kế hoạch
giáo dục của nhà trường, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và các khoản đóng
góp. Nhiều cha mẹ học sinh không nắm cụ thể về tình hình học tập, rèn luyện của
con mình trên trường.
- Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
* Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thành công
– Đa số giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm trong công
việc. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và của lớp đa số nhiệt tình, có nhận
thức về trách nhiệm giáo dục con cái.
* Nguyên nhân và các yếu tố tác động đến hạn chế
– Trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh chưa có kế hoạch hoạt động cụ
thể, chưa có biện pháp để đẩy mạnh kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và
chưa chú ý đến kiểm tra, đánh giá công tác này.
– Một số giáo viên chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của nhà trường trong
công tác phối hợp với gia đình nên chưa tích cực chủ động phối hợp với cha mẹ học
sinh.
– Ban đại diện CMHS chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình,
nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ nên tinh thần hoạt động còn hạn chế.
- Giải pháp, biện pháp
– Quan hệ giữa nhà trường với Ban ĐDCMHS là quan hệ phối hợp, cần phát huy tốt vai trò của Ban đại diện trong việc kết hợp giáo dục học sinh và phát triển nhà trường. Một số công việc cần thực hiện như sau:
– Công tác phối hợp với CMHS phải được xây dựng thành kế hoạch cụ thể từng
năm học, với mục tiêu là nhà trường và CMHS phải thống nhất về quan điểm, nội
dung và phương pháp giáo dục để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất. Xây dựng kế hoạch mang tính cụ thể, khoa học, ổn định và tính mục đích của hoạt động, hạn chế sự tự phát trong hoạt động.
– Vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường,
giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa như giáo dục truyền thống, hội
thao, văn nghệ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
– Huy động sự đóng góp của Ban đại diện cho một số hoạt động của nhà
trường như hỗ trợ khen thưởng, vận động trợ giúp học sinh nghèo, tu sửa và trang bị
cơ sở vật chất cho trường.
– Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích và lan tỏa những điều tốt đẹp trong nhà trường như khen ngợi những hành động dù là rất nhỏ để học sinh – giáo viên cảm thấy được yêu thương và có ý nghĩa. Tôi tin rằng văn hóa của trường học sẽ được xây dựng tốt hơn khi những điều nhỏ bé được chú ý và trân trọng./.
Bác Đàm Hoàng Phúc – Trưởng ban Thường trực CMHS trường năm học 2020 – 2021; Trưởng ban Đại diện CMHS lớp 12 Song ngữ