Hotline:

+84-24-38233141

Email:

c3chuvanan@hanoiedu.vn

Cambridge Assessment International Education

CÁC THẾ HỆ HỌC SINH TRƯỜNG BƯỞI CHU VĂN AN

Trường “Thành chung bảo hộ” được Toàn quyền Đông Dương ký Quyết định thành lập ngày 09/12/1908. Sau cách mạng Thàng Tám năm 1945, trường được đổi tên thành “Trường Trung học Chu Văn An”. Đây là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.

Ngay từ năm học 1945-1946, Trường Trung học Chu Văn An đã giảng dạy theo chương trình Việt Nam, dùng Tiếng Việt làm chuyên ngữ. Đến năm 1957, Trường mang tên là “Trường cấp III Chu Văn An”.

Giai đoạn 1971-1986, Trường cấp III Chu Văn An là trường duy nhất của Sở Giáo dục Hà Nội đào tạo học sinh (HS) chuyên Toán. Năm 1985, Trường mang tên là “Trường phổ thông trung học Chu Văn An”. Đến năm 1986, các GV và HS nòng cốt của hệ chuyên Toán của trường được Sở Giáo dục Hà Nội chuyển khỏi Trường để thành lập trường chuyên của Hà Nội, Trường phổ thông trung học chuyên Hà Nội - Amsterdam.

 

Ngày 17/02/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định xây dựng Trường trung học phổ thông (THPT) Chu Văn An thành 1 trong 3 trường THPT trọng điểm của Việt Nam, cùng với Trường THPT Quốc học Huế và Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, Trường THPT Chu Văn An bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên (GV) và cơ chế, chính sách.

 

          Năm học 2017 - 2018 là năm học đầu tiên Chương trình đào tạo song bằng tú tài THPT Quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level) tại trường THPT Chu Văn An mở ra một thời kỳ mới hướng đến trường THPT Chu Văn An trở thành trường thành viên của Hệ thống giáo dục Cambridge. Đây là mô hình đào tạo mới lần đầu tiên được thực hiện ở một trường THPT công lập tại Việt Nam.

          Sau hơn 2 năm thực hiện, vào ngày 05/09/2019 Hội đồng khảo thí Cambridge đã công bố chứng nhận ID trường thành viên Cambridge cho trường THPT Chu văn An mã số trường VN 283, trường THPT Chu Văn An trở thành trường THPT công lập đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn Quốc tế. Đồng thời, nhà trường được công nhận là trường có chất lượng đào tạo song ngữ Tiếng Pháp xuất sắc trên toàn cầu.

Tám chữ vàng “Yêu nước - Cách mạng - Dạy tốt - Học giỏi” đã được các thế hệ thầy và trò nhà trường tiếp tục thực hiện và phát triển về chất. Đội ngũ nhà giáo tiếp tục noi theo các thế hệ nhà giáo đã làm rạng danh nhà trường, vững vàng về chuyên môn, tâm huyết, yêu nghề. Chất lượng giáo dục học sinh tiếp tục được phát triển, giữ vững đơn vị lá cờ đầu của ngành giáo dục Thủ đô.

Với những thành tích đạt được, nhà trường nhiều năm liên tục được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; Đảng bộ nhiều năm liền được công nhận danh hiệu “Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh”; Công đoàn nhà trường luôn đạt danh hiệu Vững mạnh và Vững mạnh xuất sắc; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM) nhiều năm liền đạt danh hiệu “Cơ sở Đoàn trường xuất sắc”. Nhà trường được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý:

- Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1967);

- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1992);

- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1998);

- Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2003);

- Danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới (năm 2010).

- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2018).

Ngày 06/11/2004, Trường THPT Chu Văn An được nhận Bằng Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.

Trong dòng chảy thăng trầm của thời gian hơn 110 năm qua, tại ngôi trường cổ kính và thân thương ấy vẫn còn in đậm những dấu tích thời gian, những nhà giáo mẫu mực, những người thầy có nhiều đóng góp trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của Thủ đô và đất nước; đã hi sinh cao cả vì nền độc lập, tự do của đất nước, là tấm gương tiêu biểu cho sự sáng tạo, tiên phong, có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường trong các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt là những cựu học sinh đã trở thành các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ, Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các nước bạn Lào, Cămpuchia; đứng đầu các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể; Là những người đã đạt các giải thưởng cao quý, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trở thành những nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế; Những cá nhân có nhiều đóng góp trong đời sống, trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, có tầm ảnh hưởng lớn, được xã hội ghi nhận; Những cá nhân có nhiều công trình sáng tạo, các phát minh sáng chế được ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, được các cấp có thẩm quyền chứng nhận.

Tiêu biểu trong số ấy là những cựu học sinh:

  1. Ngô Gia Tự (1908-1934), 3/1929: sáng lập chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long. Bí thư Xứ ủy Đảng bộ Nam Kỳ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Gia_T%E1%BB%B1
  2. Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), Tổng Bí thư thứ 4 của Đảng CSVN, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_C%E1%BB%AB
  3. Nguyễn Phong Sắc (1902-1931), Ông là một trong những thành viên đầu tiên của Chi bộ Cộng sản Bắc Kỳ và một trong những Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Phong_S%E1%BA%AFc
  4. Phạm Văn Đồng (1906 - 2000), Thủ tướng đầu tiên của nước CHXHCNVN. https://en.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_V%C4%83n_%C4%90%E1%BB%93ng
  5. Trịnh Đình Cửu (1906 - 1990), là người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, Là 1 trong 5 đại biểu chính thức của 2 tổ chức Đảng cộng sản (Đông Dương và An nam); phụ trách BCH Trung ương Đảng lâm thời, đứng đầu BCH TW Đảng khi mới thành lập. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_%C4%90%C3%ACnh_C%E1%BB%ADu
  6. Nguyễn Xiển (1907-1997), một nhà KH, đồng thời cũng là một chính khách, Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956 -1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987). https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Xi%E1%BB%83n
  7. Phan Anh (1912-1990), Luật sư; Bộ trưởng Bộ quốc phòng đâì tiên của nước VN dân chủ cộng hòa. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Anh_(lu%E1%BA%ADt_s%C6%B0)
  8. Đặng Vũ Hiệp (1928-2008),  Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_V%C5%A9_Hi%E1%BB%87p
  9. Nguyễn Đôn Tự, Thiếu tướng https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%B4n
  10. Đặng Thùy Trâm (1942-1970), Liệt sĩ, bác sĩ , Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,

https://en.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%C3%B9y_Tr%C3%A2m

  1. Liệt sĩ, Anh hùng Nguyễn Văn Chư.
  2. Nguyễn Tiến Sâm (Sinh năm 1946), Anh hùng phi công quân đội nhân dân VN; Thứ trưởng Bộ GTVT, cục trưởng cục Hàng không VN, http://nguoinoitieng.tv/nghe-nghiep/phi-cong/nguyen-tien-sam/a9wx
  3. Vũ Xuân Thiều (1945-1972), Anh hùng cảm tử đã lao vào tiêu diệt máy bay B52 của địch và đã hi sinh, https://tuoitre.vn/huyen-thoai-ve-nguoi-hi-sinh-cuoi-cung-587129.htm.
  4. Anh hùng phi công Nguyễn Văn Phi.
  5. Anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam Đặng Đình Trường.
  6. Anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam Vũ Đại.
  7. Anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam Lê Thế Trung.
  8. Nguyễn Hữu Việt Hưng (Sinh năm 1954), Nhà giáo nhân dân, Nhà toán học, GS-TSKH, https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Hữu_Việt_Hưng https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_Vi%E1%BB%87t_H%C6%B0ng
  9. Trương Gia Bình (Sinh năm 1956), PGS-TS; Tổng giám đốc FPT. http://s.cafef.vn/ceo/CEO_00669/truong-gia-binh.chn?cs=FPT.
  10. Bùi Quang Ngọc (Sinh năm 1956), Tổng giám đốc FPT, http://s.cafef.vn/ceo/ceo_00011/bui-quang-ngoc.chn;
  11. Đào Tiến Khoa (Sinh năm 1952), PGS-TS Vật lí hạt nhân. http://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/gsts-dao-tien-khoanha-khoa-hoc-uy-tin-trong-linh-vuc-ung-dung-nang-luong-nguyen-tu/20170308025731503p1c160.htm
  12. Nguyễn Khoa Điềm (Sinh năm 1943). Nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam; Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Khoa_%C4%90i%E1%BB%81m
  13. Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011), Thiếu tướng (từng là một tướng lĩnh không quân của Quân lực VNCH). https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Cao_K%E1%BB%B3
  14. Kaysone Phomvihane (1920-1992), Tổng Bí thư, chủ tịch nước bạn Lào. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kaysone_Phomvihane
  15. Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995), Chủ tịch nước bạn Lào. https://vi.wikipedia.org/wiki/Souphanouvong
  16. Lê Trọng Tấn (1914-1986), Tổng tham mưa trưởng QĐNDVN. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Tr%E1%BB%8Dng_T%E1%BA%A5n
  17. Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998), Bộ trưởng Bộ ngoại giao. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%C6%A1_Th%E1%BA%A1ch
  18. Tạ Quang Bửu (1910-1986), Nhà toán học, người đặt nền móng cho khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự; Bộ trưởng Bộ quốc phòng. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A1_Quang_B%E1%BB%ADu
  19. Nguyễn Văn Chiển (1918-2009), GS-NSND, người đặt nền móng cho ngành địa chất Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Chi%E1%BB%83n
  20. Bùi Huy Đáp (1919-2004), Nhà nông học. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Huy_%C4%90%C3%A1p
  21. Đỗ Xuân Hợp (1906 – 1985), một thầy thuốc nổi tiếng và là một tướng lĩnh Quân đội Nhân. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Xu%C3%A2n_H%E1%BB%A3p
  22. Nguyễn Đình Ngọc (1932 – 2006), Giáo sư, tiến sĩ khoa học, là một nhà toán học và là một trong những người được ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học Việt Nam. Ông còn là một nhà tình báo và được phong quân hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_Ng%E1%BB%8Dc
  23. Dương Trung Quốc (Sinh năm 1947), Tổng thư ký hội KHLS. https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Trung_Qu%E1%BB%91c
  24. Lê Văn Lan (Sinh năm 1936), Nhà sử học. https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_Lan
  25. Lê Văn Thiêm (1918-1991), Tiến sĩ khoa học toán học đầu tiên của VN; giải thưởng Hồ Chí Minh. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Thiêm
  26. Tôn Thất Tùng (1912-1982), Bác sĩ; Nhà giải phẫu gan. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Th%E1%BA%A5t_T%C3%B9ng
  27. Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997), Bác sĩ, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý - y học. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Kh%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87n
  28. Bùi Văn Bảo (1917-1998), một nhà giáo và soạn giả Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_V%C4%83n_B%E1%BA%A3o
  29. Ngô Xuân Diệu (1916-1985), Nhà thơ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Di%E1%BB%87u
  30. Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) -(1900-1976), Nhà văn. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%BA_M%E1%BB%A1
  31. Nguyễn Công Hoan (1903-1977), Nhà văn. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_C%C3%B4ng_Hoan
  32. Nam Trân (Nguyễn Học Sỹ) – (1907 – 1967), Dịch giả. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Tr%C3%A2n
  33. Vũ Khắc Khoan (1917 – 1986), Nhà viết kịch. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Kh%E1%BA%AFc_Khoan
  34. Dương Bích Liên (1924 – 1988), Họa sĩ. https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_B%C3%ADch_Li%C3%AAn
  35. Nguyễn Hiến Lê (1912–1984), nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,... https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Hi%E1%BA%BFn_L%C3%AA
  36. Vũ Đình Liên (1913 – 1996), Nhà thơ. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_%C4%90%C3%ACnh_Li%C3%AAn
  37. Vương Trí Nhàn (Sinh năm 1942), nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và là nhà phê bình văn học của Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_Tr%C3%AD_Nh%C3%A0n
  38. Võ An Ninh (1907 – 2009), Nhiếp ảnh gia, ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khóa 3. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_An_Ninh
  39. Hoàng Ngọc Phách (1896-1973), Nhà văn. https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Ngọc_Phách
  40. Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963), Nhà văn, nhà báo, chính trị gia nổi tiếng thế kỉ XX, Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_T%C6%B0%E1%BB%9Dng_Tam
  41. Nguyễn Đình Thi (1924-2003), Nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_Thi
  42. Trần Tiến (Sinh năm 1947), Nghệ sĩ nhân dân. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Ti%E1%BA%BFn
  43. Thanh Tùng (1948 – 2016), Nhạc sĩ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_T%C3%B9ng
  44. Tô Ngọc Vân (1908 (1906) – 1954), Họa sĩ. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Ng%E1%BB%8Dc_V%C3%A2n
  45. Hoàng Đạo Thúy (1900–1994), Ông từng là thủ lĩnh Phong trào Hướng đạo Việt Nam tại khu vực Bắc Kỳ thuộc Pháp và là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_%C4%90%E1%BA%A1o_Th%C3%BAy
  46. Lê Văn Trương (1906-1964), Nhà văn, nhà báo. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Trương
  47. Đỗ Quốc Sam (1929-2010), Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Qu%E1%BB%91c_Sam
  48. Thứ trưởng Phạm Quốc Tường (1929 – 2005).
  49. Nghiêm Chưởng Châu (), nhà giáo Việt Nam, nhà quản lý giáo dục Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam. Bà từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam, Giám đốc Sở Giáo dục Thành phố Hà nội, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghiêm_Chưởng_Châu
  50. Dương Trọng Bái (1913 – 1991), nhà giáo Việt Nam, nhà khoa học vật lý, Anh hùng Lao động. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nha-giao-nhan-dan-gs-duong-trong-bai-day-chu-la-day-nguoi-1301007793.htm
  51. Nguyễn Tài Thu (Sinh năm 1931), Anh hùng Lao động của Việt Nam. Hiện nay, ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_T%C3%A0i_Thu.
  52. Giáo sư, tiến sĩ thầy thuốc nhân dân Trần Đỗ Trinh.
  53. Tạ Long, Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ, https://vicare.vn/danh-sach/bac-si/ta-long-394/tieu-hoa-gan-mat
  54. Vũ Quần Phương (Sinh năm 1940), nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vũ_Quần_Phương
  55. Bùi Minh Quốc (Sinh năm 1940), nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_Minh_Qu%E1%BB%91c
  56. Phó Đức Phương (Sinh năm 1944), Nhạc sĩ. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B3_%C4%90%E1%BB%A9c_Ph%C6%B0%C6%A1ng
  57. Quí Dương (1937 – 2011), Nghệ sĩ nhân dân. https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%BD_D%C6%B0%C6%A1ng_(ngh%E1%BB%87_s%C4%A9)
  58. Nghệ sĩ Tô Lan Phương.
  59. Nghệ sĩ nhân dân Trung Đức.
  60. Nguyễn Chí Dũng (Sinh năm 1960), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2022. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ch%C3%AD_D%C5%A9ng_(ch%C3%ADnh_kh%C3%A1ch)
  61. Đoàn Hồng Nam, Chủ tịch tập đoàn IIG, Trưởng ban liên lạc cựu học sinh Trường Bưởi - Chu Văn An.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cựu học sinh trường Bưởi

 

Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng

 

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi

 

 

 

Giáo sư Tạ Quang Bửu

 

Bác sĩ Đặng Thùy Trâm

 

 

 

Tổng GĐ FPT Trương Gia Bình - Bùi Quang Ngọc

 

Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng

 

Chủ tịch tập đoàn IIG Đoàn Hồng Nam

 

Tags: