• Tài khoản
  • Đăng nhập
Trường Trung học Quốc Gia CHU VĂN AN (Trường Bưởi)
Cổng thông tin điện tửTrường THPT Chu Văn An(Trường Bưởi)
Trường Trung học Quốc Gia CHU VĂN AN (Trường Bưởi)
      • Trang chủ
      • Giới thiệu
        • Các thế hệ học sinh
        • Danh sư Chu Văn An
        • Gương giáo viên – học sinh tiêu biểu
        • Quá trình xây dựng Chu Văn An
      • Tin tức
        • Tin du học
        • Tin đoàn TNCS Hồ Chí Minh
        • Tin giáo dục
        • Tin hợp tác quan hệ quốc tế
        • Tin nhà trường
        • Văn hóa – văn nghệ
      • Hoạt động & sự kiện
        • Đồng hành cùng nhà trường
        • Giáo dục và đào tạo
        • Hoạt động ngoại khóa
        • Hoạt động nổi bật
        • Người tốt việc tốt
        • Thông báo
      • Tổ chức
      • Thời khoá biểu
      • Lịch công tác
      • Liên hệ
      • Đăng nhập
      Sự kiện sắp diễn ra
      • CHÀO ĐÓN HỌC SINH LỚP 10, NIÊN KHÓA 2022 – 2025 ( VÒNG GỖ K115)!
      • CHÀO MỪNG 112 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ
      • Trang chủ
      • Giới thiệu
        • Các thế hệ học sinh
        • Danh sư Chu Văn An
        • Gương giáo viên – học sinh tiêu biểu
        • Quá trình xây dựng Chu Văn An
      • Tin tức
        • Tin du học
        • Tin đoàn TNCS Hồ Chí Minh
        • Tin giáo dục
        • Tin hợp tác quan hệ quốc tế
        • Tin nhà trường
        • Văn hóa – văn nghệ
      • Hoạt động & sự kiện
        • Đồng hành cùng nhà trường
        • Giáo dục và đào tạo
        • Hoạt động ngoại khóa
        • Hoạt động nổi bật
        • Người tốt việc tốt
        • Thông báo
      • Tổ chức
      • Thời khoá biểu
      • Lịch công tác
      • Liên hệ
      • Đăng nhập

      XÂY DỰNG NỀ NẾP TÁC PHONG, KỶ LUẬT HỌC ĐƯỜNG – VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

      • Posted by Chu Mai Phương
      • Date 18/10/2021
      • Post views 513
      1. Đặc điểm chung của các con học sinh khối 10
      • Các con đều là những học sinh ưu tú của các trường Điểm thi đầu vào trường cao nhất Hà Nội nên hầu hết các học sinh đều có nền tảng kiến thức tốt, có ý thức học tập cao, đạo đức tốt.
      • Các con ở lứa tuổi mới lớn, dễ nổi loạn, ngang bướng và muốn khẳng định mình là người lớn.
      • Các con mới vào THPT, do đó còn bỡ ngỡ với trường mới, lớp mới, thầy cô mới, bạn mới. Đặc biệt, năm học này các con khai giảng trực tuyến, học online khiến quá trình làm quen với các thầy cô và bạn bè chậm hơn.
      • Ở cấp học này, thầy cô không đọc cho chép hay cầm tay chỉ việc như khi học ở các cấp dưới. Do đó, các con phải làm quen với cách học tập mới (tự học, tự ghi chép bài vở, tự chủ trong việc học). Đồng thời, các con cần chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa cũng như chủ động để phát triển bản thân.
      • Các con cũng hoạt động nhóm nhiều hơn, có nhiều bài thuyết trình nhóm hơn. Các con cần học tính làm việc cộng đồng, biết chia sẻ và tích cực tương tác, giúp đỡ lẫn nhau.
      1. Đặc điểm riêng của các con lớp song bằng
      • Các con đến từ nhiều loại trường khác nhau: Công lập, dân lập, trường quốc tế. Mặt khác, các con đến từ nhiều tỉnh thành của miền Bắc nên văn hóa học tập, sinh hoạt cũng có nhiều sự khác nhau.
      • Các con học song song hai chương trình: hệ Cambridge và hệ phổ thông Việt Nam nên thời gian học trên lớp và ở nhà cũng cần nhiều hơn các bạn học các chương trình khác trong trường.
      • Học sinh song bằng bên cạnh cần bổ sung kiến thức các môn khoa học tự nhiên vì học song bằng chủ yếu là các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, ngay cả môn Kinh tế cũng cần có nền tảng kiến thức Toán tốt) thì cần trau dồi, nâng cao khả năng Anh ngữ để việc học, thi đạt kết quả cao nhất.
      • Học sinh song bằng với đích đến là chinh phục các trường Đại học tốt trong nước cũng như trên thế giới. Do đó, bên cạnh việc học tập để có kết quả thi tốt cần thu xếp thời gian để tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động ngoại khóa để chứng minh được năng lực bản thân.
      1. Vai trò của nhà trường và gia đình trong xây dựng nề nếp, tác phong kỷ luật học đường.

      3.1.Vai trò của nhà trường:

      • Giữ vai trò chủ đạo trong việc định ra các nguyên tắc, quy định phù hợp với lứa tuổi, nội dung và tình hình hoạt động giáo dục của nhà trường.
      • Các thầy cô dạy trường Chu Văn An đều là giáo viên kỳ cựu, dạy giỏi và hết sức tâm huyết với nghề, yêu học sinh. Nên ngoài việc truyền tải tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh, các thầy cô còn giúp uốn nắn, rèn luyện nề nếp, tác phong kỷ luật cho các con theo đúng các quy định đã được đặt ra của nhà trường; đồng thời giúp các con phát triển tư duy và tính cách theo hướng tích cực, độc lập, tự chủ.
      • Trường Chu Văn An cũng có nhiều câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa rất bổ ích để các con có cơ hội phát triển bản thân cũng như phát huy các thế mạnh cá nhân.

      3.2.Vai trò của gia đình:

      • Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp tới sự định hình và phát triển nhân cách của mỗi học sinh nên giáo dục gia đình mang tính quyết định đến việc rèn luyện tính kỷ luật, nề nếp học đường.
      • Tại gia đình, việc giáo dục dựa trên cơ sở tình cảm yêu thương và tin cậy giữa cha mẹ và các con. Bố mẹ là người biết rõ nhất đặc điểm riêng của con, nhu cầu, hứng thú, mặt mạnh, mặt yếu của con. Từ đó, mỗi gia đình sẽ có cách thức khác nhau để bổ sung những thiếu hụt trong phát triển nhân cách của mỗi
      • Bố mẹ cần có kiến thức và hiểu biết nhất định để đồng hành với các con. Hiện nay, với sự phát triển của thông tin, của mạng xã hội nên các con tiếp thu rất nhanh cả những điều hay và nhiều điều xấu có hại. Do đó, bố mẹ cần cập nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu, tâm sự, thị hiếu của con để có phương pháp tác động phù hợp, đạt hiệu quả. Bố mẹ đồng hành cùng con sẽ là nền tảng vững chắc để con chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống để con có sự tự tin và ngày càng trưởng thành.
      • Trong gia đình, bố mẹ cũng cần tránh sự bất đồng về nội dung, phương pháp giáo dục, cách thức đồng hành với con để tránh sự hoang mang, thiếu niềm tin của các con ngay trong chính gia đình mình.

      3.3.Kết hợp giáo dục, rèn luyện nề nếp, tác phong kỷ luật giữa nhà trường và gia đình:

      • Duy trì liên lạc giữa nhà trường và gia đình thông qua: sổ liên lạc điện tử, trang thông tin điện tử (website) của trường.
      • Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng Ban đại diện phụ huynh học sinh tổ chức họp phụ huynh theo định kì để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh từ đó đưa ra giải pháp cùng phối hợp giáo dục, hỗ trợ học sinh.
      • Gia đình không phó mặc sự giáo dục và rèn luyện nề nếp, tác phong cho nhà trường.
      • Bố mẹ cần chủ động liên lạc với nhà trường (thông qua cô chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn nếu cần) để nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện, nề nếp của các con.
      • Việc trao đổi thường xuyên giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp cha mẹ nắm bắt ưu nhược điểm của con mình đúng lúc, kịp thời chia sẻ khó khăn với con (nếu có) và đồng thời kịp uốn nắn những biểu hiện lệch lạc mới phát sinh.
      • Cha mẹ và hội phụ huynh học sinh phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường, tạo môi trường tương tác cho các con, giúp các con gắn bó hơn với tập thể lớp và các bạn.
      1. Kết luận:
      • Nhà trường giữ vai trò chủ đạo để rèn luyện nâng cao kiến thức cho các con, gia đình giữ vai trò quyết định để hoàn thiện nhân cách, tác phong của học sinh.

       

      Bác Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng ban đại diện CMHS lớp 10 I2 K114

       

       

      • Tweet
      • Pinterest
      Chu Mai Phương

        Tin tức

        • Tin du học
        • Tin đoàn TNCS Hồ Chí Minh
        • Tin giáo dục
        • Tin hợp tác quan hệ quốc tế
        • Tin nhà trường
        • Văn hóa – văn nghệ

        Về trường THPT Chu Văn An

        Là một trong số những ngôi trường cổ lâu đời nhất của Hà Nội, trường THPT Chu Văn An ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí người Việt như một biểu tượng đẹp về hào khí trí tuệ, đào tạo nhân tài cho Thủ đô và đất nước. Mùa thu này, trường tròn một trăm linh năm tuổi. Hơn một thế kỷ thắp sáng ngọn lửa trí tuệ, thời kỳ nào...

        Liên kết nhanh

        • Post Type DescriptionGiới thiệu
        • Post Type DescriptionTin tức
        • Post Type DescriptionHoạt động
        • Sổ liên lạc
        • Cựu học sinh
        • Lịch công tác
        • Đối tác
        • Du học
        • Thời khoá biểu
        • Điểm thi
        • Bản tin nề nếp
        • Thư viện ảnh
        • Hỗ trợ
        • Liên hệ
        • Tuyển sinh

        Thông tin liên hệ

        Số 10 phố Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ

        Tel. +84-24-38233141

        [newsletter_form button_label="Gửi"] [newsletter_field name="email" label="" placeholder="Nhận thông tin qua email"] [/newsletter_form]

        Kết nối

        Đang trực tuyến

        12 người  đang trực tuyến gồm:
        3 khách , 9 bots